Có thể bạn dùng nó mỗi ngày với những các tên khá Tây, thế nhưng chúng đều là do người Việt tạo ra đấy.
Không phải thương hiệu nào mang tên nước ngoài đều là do người nước ngoài làm đâu. Sinh Viên Plus dám cá bạn sẽ bất ngờ với những thương hiệu dưới đây khi biết chúng là do người Việt chúng ta sáng lập ra.
1 – Kem đánh răng P/S : “Ủa nó là của Unilever mà !”. Đúng vậy, nhưng đó là sau khi nó đã được bán bởi công ty cổ phần P/S.
P/S là nhãn hiệu kem đánh răng có từ năm 1975 – đây là nhãn hiệu sáp nhập của 2 nhãn hiệu kem đánh răng nổi tiếng Hynos và Kolperlon. Công ty ban sở hữu thương hiệu này ban đầu có tên nghiệp Kem đánh răng Phong Lan sau này mới đổi tên thành Công ty hóa phẩm P/S.
Sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế, Unilever đề nghị liên doanh để được nhượng quyền sở hữu thông qua công ty Elida P/S.
Nếu các bạn là 9x hoặc 8x đời đầu thì hẳng còn nhớ những chai kem đánh rằng P/S được đóng trong vỏ ống nhôm. Thế nhưng, sau đó Unilever yêu cầu tăng tính thẩm mĩ hơn bằng Việt đóng gói bằng tuýp phức hợp để đẹp hơn. Thế nhưng công nghệ và dây chuyền lúc đó của P/S chưa đáp ứng được.
Đến đầu năm 2003, Unilever đầu tư nhà máy sản xuất vỏ tuýp nhựa với giá 6,5 triệu đô để P/S sản xuất tuýp nhựa. Tuy nhiên, khi trong quá trình sản xuất, sản phẩm lại không đáp ứng các tiêu chuẩn do Unilever đề ra. Sau đó P/S thiếu 3.5 triệu đô để trả lương công nhân. Lúc này,. P/S đã cạn kiệt vốn. Unilever đã mạnh tay chi thêm 3.5 triệu đô để trả lương và chi tiếp 5 triệu đô mua đứt luôn thương hiệu này. Đến đây, P/S chính thức không còn liên quan gì đến nhãn hiệu kem đánh rằng mang tên công ty mình.
Nghe qua có vẻ như P/S đã bị Unilever cố tình “gài” để thâu tóm. Tuy nhiên, ông Nguyễn Việt Hùng, chủ tịch công ty cổ phần P/S cho rằng, thương vụ trị giá tổng cộng 14 triệu đô này là được chứ không phải mất. Vì trong thời cuộc lúc đó, nếu giữ P/S lại thì có thể P/S sẽ không phát triển được như bây giờ. Và năm 2003, thì số tiền 14 triệu đô là một con số khổng lồ, là tiền đề cho việc công ty P/S phát triển tiếp công ty của mình
Kem đánh răng anh Bảy cười Hynos, tiền thân của P/S bây giờ.
Đến nay, công ty cổ phần P/S vẫn còn tồn tại và có trụ sở tại quận 9, TPHCM. Sau khi nhận số tiền từ Unilever, P/S đầu tư mạnh vào dây chuyển sản xuất ống nhựa. Đồng thời gia công kem đánh răng xuất khẩu và sản xuất nhãn hàng riêng cho một số công ty nước ngoài. Ngoài ra, công ty P/S còn đang sản xuất một số sản phẩm như nước rửa chén, P&C, nước tẩy vãi Javel P&C….
Mặc dù, kem đánh rằng P/S đã thay đổi “quốc tịch” nhưng khi nói về thương hiệu này, người Việt chúng ta vẫn tự hào vì là người đã đẻ ra nó.
2. Dầu gội đầu X-Men : “Ủa X-Men là phim do Marvel sản xuất mà”. Đúng vậy, đó là phim thôi. X-Men dầu gội đầu được sản xuất bởi công ty hàng gia dụng quốc tế ICP của ông Phan Quốc Công cùng bạn mình sáng lập.
Cha đẻ X-men, ông Phan Quốc Công
Mặc dù sinh sau đẻ muộn, nhưng X-Men đã tạo được danh tiếng khi cố gắng học hỏi các công thức từ các tập đoàn hóa chất lớn. Và X-Men rất thành công trong việc xây dựng hình ảnh và slogan “Đàn ông đích thực”.
X-Men phát triển qua nhiều giai đoạn. 2001 – 2006, X-men hoàn toàn của người Việt và 100% là của tư nhân. Sau đó, Quỹ Mekong Capital đầu tư vào. Tuy nhiên, 5 năm sau các quỹ đầu tư đã dần thoái vốn và nhượng lại cho Marico – tập đoàn mĩ phẩm lớn của Ấn Độ 85% cổ phần. 3 năm sau, Marico toàn quyền biểu quyết tại ICP, mở ra bước ngoặc cho cả công ty khi tổng doanh thu thu về hơn 1000 tỷ đồng sau 3 năm.
Quan điểm của ông Công khi nói về “thương vụ bạc tỉ này” đó là nếu ông không làm như vậy, mà cứ giữ X-men cho riêng mình thì sẽ không có thương hiệu dầu gội đầu số 1 giành cho nam giới như bây giờ. Tuy nhiên, X-Men cũng giống P/S, đều khiến chúng ta tự hào vì cả 2 đều do người Việt sáng lập.
3. Băng vệ sinh phụ nữ Diana : Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng món hàng thiết yếu cho phụ nữ này lại do 2 người đàn ông Việt Nam sáng lập. Đó là 2 anh em nhà họ Đỗ: Đõ Minh Phú và Đỗ Anh Tú. Được thành lập năm 1997 với số vốn 600.000 USD. Sau 14 năm, giá trị công ty đã cán mốc 200 triệu đô.
Hai người cha của thương hiệu dành cho phụ nữ Diana
Với slogan “là con gái thật tuyệt”. Thương hiệu Diana đã tự tin cạnh tranh với các sảng phẩm cùng ngành khác như Kotex, nhanh chóng chiếm vị trí “cùng quầy” với các thương hiệu khác. Tuy nhiên, để phát triển thương hiệu ra toàn cầu, ông Phú đã quyết định bán thương hiệu này cho tập đoàn Unicharm (Nhật).
Ông Phú khi nói về thương vụ này cho biết: ông không quan tâm cơ cấu của công ty như thế nào, ông chỉ mong muốn khi người ta nhắc đến Diana là sẽ biết nó đến từ Việt Nam.
Khác với P/S và X-Men, 2 anh em nhà này vẫn giữ 5% cổ phần của Diana sau khi nhận được khoản tiền khổng lồ từ thương hiệu. Ngoài ra, ông Đỗ Minh Phú đang giữ chức Chủ tịch tại tập đoàn DOJI và Chủ tịch tại TP Bank. Riêng ông Đỗ Anh Tú là phó chủ tịch tại TPBank và tổng giám đốc tại công ty Diana.
4. Cà phê Highland (Highland coffee) : Giờ ở các quốc gia khác, bạn cũng không khó thấy một vài cửa hàng Highland tại đó. Thương hiệu này do ông DaVid Thái, một Việt Kiều Mỹ sinh năm 1972 và ông sang Mỹ định cư năm 7 tuổi. Đến năm 1996, ông về Việt Nam học lại tiếng Việt và khởi nghiệp với quán cafe Âu Lạc ở gần Hồ Hoàn Kiếm. Ban đầu ông đạt được những thành công nhất định nhưng về sau do không được hỗ trợ đầu tư nữa nên ông thất bại nhanh chóng. Năm 1999 ông quyết định một lần nữa đặt niềm tin ở Cafe Việt Nam. Ông mở 7 cửa hàng Highland tại Hà Nội và TPHCM, cuối cùng, không phụ lòng ông, thương hiệu Highland Coffee đã phát triển ra toàn quốc với hơn 300 cửa hàng.
Năm 2011, tập đoàn Jollibee đã bỏ ra số tiền 25 triệu đô để mua lại 49% ở Việt Nam và 60% ở Hồng Kông của công ty Việt Thái (chủ sở hữu Highland coffee). Ngoài ra, cho Jollibee còn cho tập đoàn này vay thêm 35 triệu đô để mở rộng kinh doanh với mức lãi cực nhẹ 5%. Sau thương vụ này, các sản phẩm của Highland coffee được đưa ra toàn châu Á.
Mặc dù vậy, nhưng Highland coffee luôn giữ vững slogan “tự hào sinh ra từ đất Việt” – một sự gắng bó với cafe Việt Nam.
Mặc dù 4 thương hiệu trên, có thương thương hiệu đã bán hoàn toàn cho nước ngoài, có thương hiệu bán đi một nửa. Thế nhưng, chúng ta vẫn tự hào rằng, những thương hiệu đó đều do người Việt sáng lập ra. Đó là niềm tự hào, sự khẳng định tên tuổi của người Việt trên bản đồ kinh doanh của thế giới.
Ngoài ra, còn các thương hiệu nổi tiếng khác như : Tương ớt Sriracha, Bột giặt Viso, Bánh kẹo Bibica, nước giải khát Tribico,…. đều từng rất “thuần Việt”.