1. Bổ sung các thực phẩm cần thiết
Dịch bệnh COVID-19 có diễn biến phức tạp thì việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng là vô cùng quan trọng. Mỗi ngày chúng ta cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng như protein, tinh bột, chất béo; các vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất) và nước mỗi ngày.
Chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho các hoạt động của cơ thể vì khi các chất được bổ sung vào cơ thể có thể tăng cường phản ứng miễn dịch chung và tốt cho sức khoẻ.
2. Đảm bảo vệ sinh mỗi ngày
– Rửa tay thường xuyên (trước khi ăn, trước khi đưa tay lên mặt mũi, mắt… và sau khi đi vệ sinh, sau khi đi ra ngoài về, sau khi bắt tay nhiều người hay thanh toán tiền, sau khi chăm sóc người ốm, sau khi cho súc vật ăn, sau khi hắt hơi, sổ mũi…).
– Hạn chế tụ tập tiếp xúc nơi có mật độ người cao, đặc biệt trong môi trường điều hòa như trung tâm mua sắm, tiệm cắt tóc, bệnh viện, nhà hàng…
– Tẩy giun sán định kỳ cho cả nhà 6 tháng/1 lần.
– Súc họng nhỏ mắt, nhỏ mũi trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
– Không dùng chung bát đũa, nước chấm.
– Không ăn tiết canh hay các loại thịt chưa nấu chín kỹ.
– Đeo khẩu trang khi ra ngoài nếu thấy mình sốt hay mệt mỏi.
– Không khạc, nhổ bừa bãi. […]
– Dù đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, người được tiêm vaccine vẫn rất cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh khác, đặc biệt là thực hiện biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.
3. Tiêm Vaccine
Vaccine là chế phẩm có chứa kháng nguyên dùng để kích thích cơ thể tạo sự miễn dịch đặc hiệu và chủ động nhằm chống lại tác nhân gây bệnh.
Dù hiệu lực của vaccine không phải 100% nhưng theo các chuyên gia đây vẫn là “vũ khí hữu hiệu” giúp phòng ngừa COVID-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng.
Cho đến thời điểm này, vaccine được sử dụng tại Việt Nam đã được chứng minh trên thực tiễn khi chưa có trường hợp tiêm đủ 2 mũi nào bị bệnh nặng hay không qua khỏi.